Tuy hơi xa trung tâm thành phố nhưng khu nhà hàng nổi giữa đầm Chuồn (thuộc hệ thống đầm phá Tam Giang) là một điểm đến thú vị dành cho những ai thích đổi gió ngày cuối tuần khi đến du lịch Huế.
Một số lưu ý nhỏ:
Nghề làm hoa đã xuất hiện tại làng Thanh Tiên đây cách đây hơn 400 năm. Trải qua mấy thế kỷ, làng hoa giấy Thanh Tiên vẫn tiếp tục lưu giữ nét đẹp tâm linh trên bàn thờ gia tiên mọi gia đình xứ Kinh kỳ.
Làng hoa Thanh Tiên ở xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế trên cánh đồng mà từ đôi bàn tay khéo léo, tài hoa của người nông dân hiền lành. Người dân nơi đây còn lưu truyền câu ca dao: “Xanh xanh đỏ đỏ vàng vàng/Cứ đến tháng Chạp cả làng làm hoa”. Ai cũng có thể trở thành nghệ nhân, nhưng mỗi năm họ chỉ làm nghệ nhân trong tháng Chạp mà thôi. Những bông hoa do họ làm ra lại tươi rói suốt năm, trải đủ bốn mùa xuân hạ thu đông.Theo tư liệu ghi lại: làng hoa giấy Thanh Tiên ra đời gần 400 năm thời các chúa Nguyễn. Sau khi vua Gia Long thu giang sơn về một mối, nhân lễ Thượng tuần, nhà vua ban chiếu đề nghị mỗi một trấn đem về kinh thành một loài hoa quý. Trong triều đình có một vị quan người làng Thanh Tiên làm ở Bộ Lễ chức Tả Hữu Đồng Nghị, dâng lên nhà vua một loài hoa ngũ sắc với đầy ý nghĩa Tam Cương - Ngũ Thường: “Ba cành hoa ở giữa tượng trưng cho Trung - Hiếu - Nghĩa. Trong đó luôn có một chiếc hoa màu vàng hoặc đỏ được làm to nhất tượng trưng cho đấng minh quân, còn 5 bông hoa hai bên tượng trưng cho Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí - Tín”.
Phát huy thành qủa các kỳ Festival chuyên đề Nghề truyền thống Huế những năm 2005, 2007, 2009, 2011, 2013 và thành công của Festival Huế 2014, Festival Nghề truyền thống Huế 2015 sẽ được tiếp nối từ ngày 29/4 – 3/5/2015, với chủ đề “Tinh hoa nghề Việt”.
Festival Nghề truyền thống Huế 2015 tiếp tục phát huy thương hiệu và vị thế của thành phố Festival; Là một lễ hội bảo đảm các yếu tố an toàn, tiết kiệm, có chất lượng, có hiệu quả, tầm cỡ quốc gia. Góp phần giới thiệu, quảng bá hình ảnh Huế – Thành phố văn hóa ASEAN, thành phố bền vững về môi trường ASEAN. Các hoạt động Festival sẽ định hướng để xây dựng những không gian mang tính bền vững về sản xuất, giới thiệu, trao đổi, mua sắm các sản phẩm nghề truyền thống đến với du khách, phát triển kinh tế du lịch dịch vụ của Thừa Thiên – Huế.
Các hoạt động Festival Nghề truyền thống Huế 2015 sẽ được diễn ra trong 5 ngày đêm liên tục, trọng tâm là giới thiệu sản phẩm độc đáo, đậm đà bản sắc của các nghề, làng nghề truyền thống, gắn với phát triển du lịch đã được giới thiệu qua 5 kỳ trước, như: Thêu, Pháp lam, Kim hoàn, Chạm khảm, Mỹ nghệ đồng, Gốm, Nón lá, Hoa giấy Thanh tiên, Tranh làng Sình, Đèn lồng, Dệt – May, các sản phẩm khác trên chất liệu Giấy… và đặc sản ẩm thực Huế.
Các hoạt động chính như chương trình khai mạc, bế mạc, trưng bày, thao diễn và giới thiệu các sản phẩm nghề, làng nghề truyền thống Huế và một số địa phương tiêu biểu. Trong đó, chú trọng giới thiệu được tinh hoa và đặc trưng, bản sắc Việt, bản sắc Huế trong các sản phẩm, kết hợp tour du lịch về các làng nghề Huế. Các hoạt động hưởng ứng, lồng ghép cũng được thiết kế với đa dạng nội dung và hình thức như: Tọa đàm khoa học: “Bản sắc Huế, bản sắc Việt trong sản phẩm của các nghề và làng nghề truyền thống”; Các triển lãm ảnh, triển lãm mỹ thuật, trưng bày cổ vật; Hội thi về một số nghề truyền thống cho các trường học; Hướng dẫn và dạy làm các sản phẩm thủ công truyền thống, các món ăn Huế; Gặp gỡ, tọa đàm và tôn vinh các nghệ nhân; Các chương trình biểu diễn nghệ thuật, quảng diễn đường phố.
Không gian tôn vinh nghệ nhân và các làng nghề được diễn ra tại đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, công viên Phan Bội Châu, công viên Tứ tượng, Bảo tàng Văn hóa Huế và Trung tâm văn hóa Làng nghề Phương Nam. Tại đây, sẽ tổ chức trưng bày, thao diễn và giới thiệu các sản phẩm làng nghề của Huế, các tỉnh, thành phố bạn và một số thành phố nước ngoài kết nghĩa với Huế, góp phần phục vụ du khách tham quan và mua sắm. Kết hợp với các doanh nghiệp trưng bày và bán các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống ở phố đêm Huế.
Toàn bộ công viên 3/2 được thiết kế bằng hệ thống nhà rường (trường lang) sẽ tổ chức thao diễn, giới thiệu và phục vụ ẩm thực, bao gồm các món ngon đặc sản Huế và nhiều địa phương khác trong cả nước.
Nhiều hoạt động hưởng ứng, lồng ghép sẽ dự kiến sẽ được tổ chức tại các địa điểm có sẵn thông qua vận động và mời gọi sự tham gia của Trung tâm Lê Bá Đảng, Trung tâm Liễu quán Phật giáo, Trung tâm Dịch vụ Festival…tạo thành một chuỗi hoạt động nối tiếp từ cầu Trường Tiền đến cầu Phú Xuân. Ngoài ra, một số địa điểm công viên phía Nam sông Hương cũng sẽ được khai thác.
Festival Nghề truyền thống Huế 2015 sẽ tiếp tục là nơi gặp gỡ những nghệ nhân, nhà nghiên cứu, nhà sưu tầm cổ vật, các nghệ sĩ, nhà thiết kế thời trang và du khách trong và ngoài nước.
Ngoài các chương trình trên, Ban tổ chức sẽ phối hợp, kết nối với Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch và các đơn vị cấp Tỉnh tổ chức các hoạt động chào mừng các ngày Lễ lớn năm 2015 và tuyên truyền quảng bá về Huế – Thành phố Văn hóa ASEAN cùng với sự kiện Festival Nghề truyền thống.
Du lịch Huế nổi tiếng với ẩm thực cung đình cao sang và mĩ vị, tuy nhiên các gánh hàng rong, các món ăn bình dân cũng có sức hấp dẫn khó cưỡng.
1. CƠM HẾN
2. CÁC LOẠI BÁNH HUẾ: BÁNH BÈO, BÁNH BỘT LỌC, BÁNH KHOÁI
3. CƠM CHAY HUẾ
4. BÚN BÒ HUẾ
5. BÁNH CANH BÀ ĐỢI
6. BÚN THỊT NƯỚNG, BÁNH ƯỚT THỊT NƯỚNG
7. BÁNH CHƯNG NHẬT LỆ
8. NEM LỤI CHẤT HUẾ
9. CHÈ HẺM
Qua bộ ảnh của phượt thủ Mèo già, bạn sẽ thấy một xứ Huế rất khác: không có lăng tẩm đền đài, chỉ có cuộc sống bình yên nơi sông nước, biển, vịnh…
Tranh dân gian làng Sình cũng góp tiếng nói của mình vào tiến trình phát triển của Huế hôm nay.
Những thăng trầmLàng Sình thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế, nằm ven bờ sông Hương, được hình thành cách đây hơn 400 năm. Có thể nói làng Sình là một ngôi làng cổ của Việt Nam.
Tranh dân gian làng Sình có nét giống tranh Đông Hồ (Bắc Ninh) và tranh Hàng Trống (Hà Nội), nhưng nguồn gốc và xuất thân của dòng tranh này vẫn chưa có lời giải thích thấu đáo.
Theo nghệ nhân Kỳ Hữu Phước thì vào thời các chúa Nguyễn, trong đoàn người Nam tiến lúc bấy giờ vào vùng Thuận Hóa khai hoang lập ấp, ông Kỳ Hữu Hòa mang theo phương pháp làm tranh giấy mộc bản để mưu sinh. Tranh làng Sình ra đời từ đó.
Trước đây, tranh dân gian làng Sình chủ yếu phục vụ việc thờ cúng, tâm linh. Là những bản tranh khắc gỗ khá mộc mạc, nguyên thủy là những hình tượng thờ cúng cầu mong điều an lành cho cuộc sống.
Nói về tâm linh trong tranh dân gian làng Sình, ông Kỳ Hữu Phước chia sẻ ngày xưa trong tâm thức dân gian xứ Huế vẫn tồn tại một niềm tin rằng con người sinh ra có bổn mạng, phù hộ cho sức khỏe, công việc làm ăn, vận hạn...
Ngay trong tháng giêng, tháng hai, người Huế thường tổ chức cúng đất, cúng sao để giải hạn xấu, cầu điều lành. Tranh thờ làng Sình được dùng trong việc cúng bái như thế.
Nghệ nhân Kỳ Hữu Phước kể vào những năm 1990, cho rằng tranh tâm linh của làng mang màu sắc dị đoan nên để trừ hại cho dân, bao nhiêu bản gỗ đều bị tịch thu, tiêu hủy.
Ông Phước trầm ngâm: “Tính trước thể nào người ta cũng tịch thu hết bộ bản khắc gia truyền của nhà mình, tôi đóng hết vào hòm gỗ rồi chôn sau vườn. Có lẽ còn có cái duyên với dòng tranh này nên tôi đã khôi phục được nó”.
Sản phẩm du lịch độc đáo
Khi làm ra một bức tranh, bản khắc gỗ chỉ giữ vai trò làm khuôn và in màu chính. Những màu sắc còn lại được nghệ nhân vẽ thủ công. Chính vì thế nên không có bức tranh nào giống nhau. Nét độc đáo của tranh dân gian làng Sình là ở màu sắc, mỗi bức tranh mang một nét riêng, gắn liền với cảm xúc của nghệ nhân trong quá trình làm tranh.
Tông màu chính là xanh, đỏ, đen, vàng, tím. Nếu tranh dân gian Đông Hồ chỉ có bốn hoặc năm màu chủ đạo thì tranh dân gian làng Sình có nhiều màu hơn, phát triển theo trí tưởng tượng cũng như sự thích ứng văn hóa của cư dân làng Sình.
Những màu sắc của tranh chủ yếu được làm ra từ yếu tố thiên nhiên. Màu vàng nhẹ làm từ lá đung giã với búp hòe non, màu xanh dương từ hạt mồng tơi, hạt hòe làm nên màu vàng đỏ, nước lá bàng sẽ cho màu đỏ sẫm, bột gạch để có màu đơn, tro rơm nếp hòa tan trong nước rồi lọc sạch, cô lại thành màu mực đen bóng.
Còn về giấy in tranh, thay vì là giấy dó thường, người làng Sình còn xuôi thuyền về phá Tam Giang khai thác sò điệp, loài sò có vỏ mỏng và nhiều màu sắc. Vỏ sò được giã thành bột rồi trộn với hồ, sau đó phết hỗn hợp này hai lần lên giấy dó mà thành giấy điệp.
Để tranh đến được nhiều nơi, phục vụ du khách, tạo nguồn cho làng phát triển, ông Phước đã nghĩ ra việc làm những bản khắc gỗ mới với nội dung mới, không bó hẹp trong việc thờ cúng như trước đây. Những nội dung như trò chơi dân gian, phong cảnh, làm lịch cũng được ông đưa vào tranh và được nhiều du khách yêu thích.
Theo nghệ nhân Kỳ Hữu Phước, loại tranh này rất khó đem đi xa vì giấy điệp và màu sơn vốn không giữ được lâu nếu bảo quản không tốt, tranh lớn cũng gây khó khăn và e ngại cho du khách mỗi khi muốn mang về làm quà.
Ông Phước nghĩ ra cách làm ống tre rồi cuộn tranh cho vào bên trong, giúp giữ tranh được lâu và cũng làm sản phẩm du lịch thêm hấp dẫn, khách nước ngoài dễ mang về nước của họ.
Thế là tranh dân gian làng Sình có điều kiện theo chân khách thập phương đi khắp nơi trên thế giới. Tên làng Sình được khắc trên vỏ ống tre, cả tên nghệ nhân làm tranh và số điện thoại. Sáng kiến này giúp tranh bán được mỗi năm một nhiều hơn.
Tranh dân gian làng Sình đã đi qua cơn bĩ cực, góp thêm cho du lịch Huế một sản phẩm độc đáo mang bản sắc văn hóa Việt.
- Địa điểm: Làng Thanh Tiên thuộc xã Phú Mậu, Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Làng nằm dọc theo bờ Nam, hạ lưu sông Hương gần ngã ba Sình. Là một địa danh nổi tiếng về nghề làm hoa giấy thờ cúng, đặc biệt là hoa Sen và nghề làm hoa đã xuất hiện cách đây hơn 300 năm.
- Đặc điểm: Nghề làm hoa giấy Thanh Tiên xuất phát từ tín ngưỡng dân gian. Tục xưa, hoa giấy được trang trọng tôn trí ở những nơi như: Trang Ông, Trang Bà, Am cảnh và Ông táo. Hàng năm thay thế một lần vào Tết nguyên Đán, hoa mới được thay thế, hoa cũ hạ xuống “Duống” và đốt đi gọi là “Tẩu”. Cứ như thế, hoa giấy Thanh Tiên từ bao đời nay đã trở thành một nét văn hóa trong tín ngưỡng dân gian của người dân xứ Huế và đã lan tỏa ra các Tỉnh lân cận như Quảng Trị, Đà Nẵng cũng như những nơi có người Huế cư ngụ mỗi khi Tết đến, xuân về.
Người dân Làng Thanh Tiên đã biết tận dụng những nguyên liệu sản có ở vùng mình như cây lùng, cây tre cộng với sức sáng tạo phong phú đã tạo lên những Bông Lùng, Hoa Tre hay còn gọi là Hoa Đũa và nhuộm màu ngũ sắc. Bông Lùng, Hoa Tre cũng chỉ dùng cho việc thờ cúng, dần dà phát triển nghề làm hoa giấy.
Có được cái tên làng Hoa giấy Thanh Tiên ngày nay chính là sự sáng tạo của nhiều người dân trong làng qua bao đời làm hoa giấy. Với óc tưởng tượng phong phú và bàn tay khéo, nghệ thuật, họ đã mô phỏng các loại hoa có ở tự nhiên như: Hoa Bìm Bìm (Loa kèn), Hoa cúc đơn, Hoa cúc kép, Hóa mắm nêm, Hoa tường vi, Hoa quỳ và sau đó là Hoa sen.
Hàng năm cứ mỗi độ tết đến xuân về, chúng ta đều bắt gặp những chông hoa giấy rực rỡ sắc màu được bày bán ở chợ làng quê và các chợ nơi phố thị. Hoa giấy cũng khoe sắc, tô điểm thêm cho mùa xuân xứ Huế, trên bàn thờ ngày Tết luôn có một cây hoa giấy với nhiều màu sắc.
Khi nói đến hoa giấy, hẳn người dân xứ Huế đều ngưỡng mộ trước sự tài hoa, khéo néo và nghệ thuật làm Hoa sen giấy của làng Hoa giấy Thanh Tiên. Một bó Hoa sen gồm hoa, lá, nụ đứng ở tầm xa khoảng vài mét mà người ta cứ ngỡ tưởng là bó hoa sen thật và Hoa sen giấy Thanh Tiên, biểu tượng đặc trưng của văn hóa Việt Nam đã sang châu Âu, châu Mĩ, châu Úc qua các lượt khách du lịch khi đến Huế. Cũng thật vinh dự nữa khi Hoa sen giấy Thanh Tân đã được cách tân làm biểu tượng trong các lễ hội lớn như Festival Huế, lễ hội áo dài Minh Hạnh, các chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật và được trưng bày ở Đại Nội – Huế, ở Nhà lưu niệm Nguyễn Chí Diểu (Thanh Tiên, Phú Mậu, Phú Vang, TT Huế).