Du lịch Huế

Tuy hơi xa trung tâm thành phố nhưng khu nhà hàng nổi giữa đầm Chuồn (thuộc hệ thống đầm phá Tam Giang) là một điểm đến thú vị dành cho những ai thích đổi gió ngày cuối tuần khi đến du lịch Huế.

1
Men theo quốc lộ 49 rồi rẽ về hướng An Truyền, huyện Phú Vang, khung cảnh mênh mông nước của đầm Chuồn sẽ khiến bạn cảm thấy đoạn đường dài 15km từ trung tâm thành phố đến đây không hề uổng phí.
2
Có nhiều nhà hàng trên đầm Chuồn, mỗi nơi đều rất rộng lớn và có ghe đưa đón khách từ bến đò riêng đến nơi ăn uống.
3
Kiến trúc đơn giản nhưng cũng khá thú vị, đậm chất miền sông nước. Những chiếc cầu tre vừa dài vừa cong sẽ đưa bạn từ khu này sang khu kia của nhà hàng. Hầu hết các nhà hàng ở đây đều thả cá dưới đầm rồi quây lưới lại, đến khi thực khách gọi món thì sẽ vớt lên chế biến nên những món hải sản ở đầm Chuồn thì không thể chê được.
4.
Người ta dùng hàng trăm cọc tre để dựng nhà hàng. Những cây tre tuy nhỏ nhưng khi chụm lại thì trông rất chắc chắn. Bạn hoàn toàn yên tâm khi bước đi trên những thanh tre vót mỏng dùng để lót sàn.
55
Dĩ nhiên là không cần điều hòa, không gian thoáng đãng bên trong đủ để một nhóm cả vài chục người tụ họp thoải mái. Những nhà hàng này thường kèm theo dịch vụ câu cá thư giãn.
abs
Nếu không ngại nắng gió đường xa, trăng thanh gió mát, khung cảnh lãng mạn ở đây chính là điểm hẹn hò lý tưởng của những cặp đôi.
abs1
Thực đơn ở đây rất đa dạng với nhiều loại hải sản tươi ngon bắt ngay tại đầm khiến bạn hoa cả mắt. Giá cả rẻ và vô cùng hợp lý (từ 30.000 – 180.000 đồng).

Một số lưu ý nhỏ:

– Thời điểm đẹp nhất trong năm là từ tháng 4 đến tháng 7.
– Kiểm tra xăng và lốp xe kỹ lưỡng nếu bạn đi xe máy vì đoạn đường đi khá xa, vắng vẻ. Nên sử dụng kem chống nắng loại mạnh vì bạn gần như phải “phơi nắng” suốt quãng đường đi.
– Đầm Chuồn là nơi sinh sống của rất nhiều loại hải sản, vì vậy tuyệt đối không xả rác xuống đầm để bảo vệ hệ sinh thái cũng như bát cơm của người dân nơi đây.

Nghề làm hoa đã xuất hiện tại làng Thanh Tiên đây cách đây hơn 400 năm. Trải qua mấy thế kỷ, làng hoa giấy Thanh Tiên vẫn tiếp tục lưu giữ nét đẹp tâm linh trên bàn thờ gia tiên mọi gia đình xứ Kinh kỳ.

Làng hoa Thanh Tiên ở xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế  trên cánh đồng mà từ đôi bàn tay khéo léo, tài hoa của người nông dân hiền lành. Người dân nơi đây còn lưu truyền câu ca dao: “Xanh xanh đỏ đỏ vàng vàng/Cứ đến tháng Chạp cả làng làm hoa”. Ai cũng có thể trở thành nghệ nhân, nhưng mỗi năm họ chỉ làm nghệ nhân trong tháng Chạp mà thôi. Những bông hoa do họ làm ra lại tươi rói suốt năm, trải đủ bốn mùa xuân hạ thu đông.

Theo tư liệu ghi lại: làng hoa giấy Thanh Tiên ra đời gần 400 năm thời các chúa Nguyễn. Sau khi vua Gia Long thu giang sơn về một mối, nhân lễ Thượng tuần, nhà vua ban chiếu đề nghị mỗi một trấn đem về kinh thành một loài hoa quý. Trong triều đình có một vị quan người làng Thanh Tiên làm ở Bộ Lễ chức Tả Hữu Đồng Nghị, dâng lên nhà vua một loài hoa ngũ sắc với đầy ý nghĩa Tam Cương - Ngũ Thường: “Ba cành hoa ở giữa tượng trưng cho Trung - Hiếu - Nghĩa. Trong đó luôn có một chiếc hoa màu vàng hoặc đỏ được làm to nhất tượng trưng cho đấng minh quân, còn 5 bông hoa hai bên tượng trưng cho Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí - Tín”.
Khi nghe trình bày ý nghĩa, vua ban chiếu khuyến khích làng Thanh Tiên làm hoa giấy để bày biện, bán lên kinh đô và phổ biến nghề cho mọi người. Hoa giấy gắn với tín ngưỡng thờ cúng của người Huế, trước là dâng cúng thần linh, tổ tiên ông bà, sau là trang hoàng nhà cửa. Những bông hoa giấy rực rỡ sắc màu nơi thôn dã không còn “hương bảo” của làng Thanh Tiên nữa mà lan tỏa khắp phố thị, làng quê Huế mỗi dịp xuân về.
Để làm được cành hoa, người thợ phải chuẩn bị các công đoạn từ mấy tháng trước khi Huế vào mùa mưa. Họ chọn những cây tre tốt trong làng đem chẻ nhỏ, vót mỏng rồi phơi khô làm cuống hoa. Bí quyết làm hoa giấy tập trung ở khâu nhuộm màu, sao cho giấy giữ được màu sắc lâu bền. Người làm hoa không sử dụng hóa chất công nghiệp, mà dùng các nhựa cây và lá cây để chế tạo thuốc nhuộm theo kiểu gia truyền. Ngoài các loại hoa: lan, huệ, hồng, cúc, dã quì, tường vi… vốn chỉ phục vụ cho nhu cầu thờ tự, lễ nghi và chỉ được làm trong dịp Tết, làng Thanh Tiên còn làm thêm hoa sen giấy.
Hằng năm vào dịp lễ tế Nam Giao, triều đình đều đặt dân làng Thanh Tiên làm hàng ngàn bông sen màu trắng và màu hồng để trang hoàng trên đàn tế trong những ngày đại lễ. Nhưng rồi không rõ vì nguyên do gì mà kỹ thuật làm hoa sen giấy của làng lại bị thất truyền trong suốt 50 năm. May thay, một số người con của làng là nghệ nhân Nguyễn Hóa và họa sĩ Thân Văn Huy đã cố công tìm hiểu, phục hồi bí quyết làm hoa sen giấy. Qua thành công của các kỳ Festival, những đóa sen đã vượt qua làng quê thanh bình để đến những chân trời mới, trở thành mặt hàng xuất khẩu nổi tiếng của cố đô.
Mỗi dịp cúng lễ, dù đã mua rất nhiều hoa tươi nhưng người Huế vẫn không quên mua vài cành hoa giấy làng Thanh Tiên để dâng lên thần linh, tổ tiên, am miếu… Những màu sắc rực rỡ mà giản dị đó không chỉ làm đẹp thêm cho phong vị tâm linh, còn tô thêm nét độc đáo của văn hóa Huế. Ngày nay, du khách đến Huế trong các dịp Festival làng nghề truyền thống do thành phố tổ chức 2 năm một lần. Trong đó, làng hoa giấy Thanh Tiên là một địa chỉ du lịch hấp dẫn đối với du khách tìm hiểu đời sống văn hóa của một ngôi làng cổ bình yên.


Phát huy thành qủa các kỳ Festival chuyên đề Nghề truyền thống Huế những năm 2005, 2007, 2009, 2011, 2013 và thành công của Festival Huế 2014, Festival Nghề truyền thống Huế 2015 sẽ được tiếp nối từ ngày 29/4 – 3/5/2015, với chủ đề “Tinh hoa nghề Việt”.


Festival Nghề truyền thống Huế 2015 tiếp tục phát huy thương hiệu và vị thế của thành phố Festival; Là một lễ hội bảo đảm các yếu tố an toàn, tiết kiệm, có chất lượng, có hiệu quả, tầm cỡ quốc gia. Góp phần giới thiệu, quảng bá hình ảnh Huế – Thành phố văn hóa ASEAN, thành phố bền vững về môi trường ASEAN. Các hoạt động Festival sẽ định hướng để xây dựng những không gian mang tính bền vững về sản xuất, giới thiệu, trao đổi, mua sắm các sản phẩm nghề truyền thống đến với du khách, phát triển kinh tế du lịch dịch vụ của Thừa Thiên – Huế.

Các hoạt động Festival Nghề truyền thống Huế 2015 sẽ được diễn ra trong 5 ngày đêm liên tục, trọng tâm là giới thiệu sản phẩm độc đáo, đậm đà bản sắc của các nghề, làng nghề truyền thống, gắn với phát triển du lịch đã được giới thiệu qua 5 kỳ trước, như: Thêu, Pháp lam, Kim hoàn, Chạm khảm, Mỹ nghệ đồng, Gốm, Nón lá, Hoa giấy Thanh tiên, Tranh làng Sình, Đèn lồng, Dệt – May, các sản phẩm khác trên chất liệu Giấy… và đặc sản ẩm thực Huế.

Các hoạt động chính như chương trình khai mạc, bế mạc, trưng bày, thao diễn và giới thiệu các sản phẩm nghề, làng nghề truyền thống Huế và một số địa phương tiêu biểu. Trong đó, chú trọng giới thiệu được tinh hoa và đặc trưng, bản sắc Việt, bản sắc Huế trong các sản phẩm, kết hợp tour du lịch về các làng nghề Huế. Các hoạt động hưởng ứng, lồng ghép cũng được thiết kế với đa dạng nội dung và hình thức như: Tọa đàm khoa học: “Bản sắc Huế, bản sắc Việt trong sản phẩm của các nghề và làng nghề truyền thống”; Các triển lãm ảnh, triển lãm mỹ thuật, trưng bày cổ vật; Hội thi về một số nghề truyền thống cho các trường học; Hướng dẫn và dạy làm các sản phẩm thủ công truyền thống, các món ăn Huế; Gặp gỡ, tọa đàm và tôn vinh các nghệ nhân; Các chương trình biểu diễn nghệ thuật, quảng diễn đường phố.

Không gian tôn vinh nghệ nhân và các làng nghề được diễn ra tại đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, công viên Phan Bội Châu, công viên Tứ tượng, Bảo tàng Văn hóa Huế và Trung tâm văn hóa Làng nghề Phương Nam. Tại đây, sẽ tổ chức trưng bày, thao diễn và giới thiệu các sản phẩm làng nghề của Huế, các tỉnh, thành phố bạn và một số thành phố nước ngoài kết nghĩa với Huế, góp phần phục vụ du khách tham quan và mua sắm. Kết hợp với các doanh nghiệp trưng bày và bán các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống ở phố đêm Huế.

Toàn bộ công viên 3/2 được thiết kế bằng hệ thống nhà rường (trường lang) sẽ tổ chức thao diễn, giới thiệu và phục vụ ẩm thực, bao gồm các món ngon đặc sản Huế và nhiều địa phương khác trong cả nước.

Nhiều hoạt động hưởng ứng, lồng ghép sẽ dự kiến sẽ được tổ chức tại các địa điểm có sẵn thông qua vận động và mời gọi sự tham gia của Trung tâm Lê Bá Đảng, Trung tâm Liễu quán Phật giáo, Trung tâm Dịch vụ Festival…tạo thành một chuỗi hoạt động nối tiếp từ cầu Trường Tiền đến cầu Phú Xuân. Ngoài ra, một số địa điểm công viên phía Nam sông Hương cũng sẽ được khai thác.

Festival Nghề truyền thống Huế 2015 sẽ tiếp tục là nơi gặp gỡ những nghệ nhân, nhà nghiên cứu, nhà sưu tầm cổ vật, các nghệ sĩ, nhà thiết kế thời trang và du khách trong và ngoài nước.

Ngoài các chương trình trên, Ban tổ chức sẽ phối hợp, kết nối với Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch và các đơn vị cấp Tỉnh tổ chức các hoạt động chào mừng các ngày Lễ lớn năm 2015 và tuyên truyền quảng bá về Huế – Thành phố Văn hóa ASEAN cùng với sự kiện Festival Nghề truyền thống.

Du lịch Huế nổi tiếng với ẩm thực cung đình cao sang và mĩ vị, tuy nhiên các gánh hàng rong, các món ăn bình dân cũng có sức hấp dẫn khó cưỡng.

1. CƠM HẾN

Cơm hến ngon nhất chỉ có ở Huế. Cơm hến tuy là món ăn dân dã có khắp mọi nơi dù ở thôn xóm hay đường quê, nghèo mà vẫn sang, đậm đà hương vị. Cơm hến được làm từ cơm trắng nấu chín và để nguội. Người ta cho phần thịt hến cùng các phụ gia, thêm tóp mỡ được chiên giòn. Cơm hến có thêm chút mắm ruốc Huế vừa bùi, chát, cay và hăng. Được ăn kèm với phụ gia là rau sống gồm có: rau sống, bắp chuối, giá đỗ và ít thân khoai môn trắng thái nhỏ. Lạc được rang vàng và phi dầu vàng cho có màu đẹp mắt.
Cơm hến ngon nhất chỉ có ở Huế. Ảnh: vietnamnet
Cơm hến ngon nhất là ở cồn Hến, hoặc quán chị Nhỏ, bán trong ngõ đường Phạm Hồng Thái, góc giao với Trương Định – nhưng chỉ bán buổi sáng, đến trưa là hết, hoặc không thì ăn ở số 2 Trương Định. Cơm hến khá rẻ, một tô chỉ khoảng 10.000 đồng.
Giá 1 tô cơm hến chỉ khoảng 10.000 VND.
Giá 1 tô cơm hến chỉ khoảng 10.000 VND. Ảnh: ST

2. CÁC LOẠI BÁNH HUẾ: BÁNH BÈO, BÁNH BỘT LỌC, BÁNH KHOÁI

Có dịp du lịch Huế mới thấy bánh bèo gắn bó với đời sống sinh hoạt của người dân cố đô như thế nào. Khoảng từ 3 đến 5 giờ chiều, trên các ngõ phố, những phụ nữ quẩy gánh trên vai hoặc chiếc thúng nhỏ cắp ngang hông, đi bán bánh bèo, bánh lọc đến từng nhà. Người Huế rất thích và đã thành thói quen dùng loại bánh đầy hương vị quê nhà này vào các bữa ăn phụ.
Bánh bèo Huế.
Bánh bèo Huế. Ảnh: ST
Các bạn có thể đến các “Khu phố Bánh bèo” như: cung An Định, đường Ngự Bình, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm… để tận mắt thưởng thức “văn hóa bánh bèo” tại đây.
Bánh bột lọc.
Bánh bột lọc. Ảnh: ST
Bánh khoái đổ bằng bột gạo xay đánh sệt với nước và lòng đỏ trứng, sau đó thêm tiêu, hành, mắm, muối, tôm bóc vỏ, thịt bò (hoặc chim) nướng thái lát, mỡ thái lát nhỏ, giá sống. Bánh ngon một phần nhờ nước lèo, thứ nước chấm chỉ các đầu bếp giỏi mới chế được. Ðây là bí quyết gia truyền, quyết định chất lượng, tạo nên hương vị thượng hạng của bánh khoái.
Bánh khoái.
Bánh khoái. Ảnh: ST
Bánh khoái nổi tiếng nhất là bánh khoái Thượng Tứ, quán có 3 chi nhánh là Lạc Thiện, Lạc Thạnh và Bạch Yến.

3. CƠM CHAY HUẾ

Nếu bạn muốn có một bữa ăn thanh đạm và để cơ thể được thanh lọc thì hãy thử một bữa cơm chay tại Huế. Các món chay cũng rất đa dạng và phong phú, chỉ từ rau, củ, nấm, đậu phụ… nhưng bạn đã có một bữa cơm đầy đủ và thịnh soạn vô cùng.
Một phần cơm chay Huế.
Một phần cơm chay Huế. Ảnh: ST
Khách đến Huế, nếu thích được thưởng thức một bữa cơm chay thì ngoài những Phật tử biết nấu cơm chay ngon để mời thân mật ở gia đình, có thể liên hệ các chùa để thưởng thức một bữa cơm chay Huế đặc biệt. Bạn đến chùa nào cũng được, nhưng tốt hơn cả là chùa Từ Đàm, vì ở đây là chùa sư nữ nên có nhiều ni cô nấu cơm chay ngon, lại ở ngay trong thành phố – trên đường Điện Biên Phủ.
Các món chay cũng rất đa dạng.
Các món chay cũng rất đa dạng. Ảnh: ST
Ngoài ra, các bạn cũng có thể đến quán cơm chay Liên Hoa – số 3 đường Lê Quý Đôn để thưởng thức các món chay. Giá các món chay tại đây cũng khá rẻ.

4. BÚN BÒ HUẾ

Bún bò Huế chính là linh hồn của ẩm thực Huế, độ ngon và nổi tiếng của món ăn này chắc không phải bàn nhiều. Bún bò Huế có một miếng chân giò, một miếng giò tự nắm, một miếng tiết lợn nhỏ và tất nhiên phải có vài lát thịt bò. Rau ăn kèm cũng rất tươi và phong phú. Địa chỉ ăn bún bò Huế nổi tiếng nhất: 13 Lý Thường Kiệt (cạnh Nhà khách Công đoàn). Ngoài ra, khắp nơi ở Huế bạn cũng sẽ dễ dàng tìm thấy một quán bún bò chất lượng. Giá một tô bún bò Huế khoảng 30.000 đồng.
Một tô bún bò Huế.
Một tô bún bò Huế. Ảnh: ST

5. BÁNH CANH BÀ ĐỢI

Nằm trên đường Đào Duy Anh, ở cuối một con hẻm nhỏ có một quán bánh canh không bảng hiệu. Quán hoạt động theo lối gia đình ít nhân công nên khách thường phải đợi hơi lâu, vì thế quán được khách quen gọi là quán bà Đợi (người Huế quen gọi là mụ Đợi). Dù bánh canh của quán này được thái sợi dẹt như kiểu Quảng Bình chứ không nén khuôn sợi tròn, nhưng nước dùng thì đặc phong cách Huế.
Bánh canh đặc phong cách Huế.
Bánh canh đặc phong cách Huế. Ảnh: ST
Nước dùng của quán này có vị đậm đà và thơm tự nhiên của tôm. Khi tô bánh canh được bưng ra, nước trong, chả và tôm tươi giòn sần sật, thực khách sẽ gia thêm tiêu, muối, chanh, tương ớt dầu và hành lá thái nhỏ bầy sẵn trên bàn, mặc dù tự nước dùng trong tô đã đủ ngon vị lắm rồi… Vì vậy mà hiếm khi khách bỏ sót nước dùng trong tô bánh canh ở quán bà Đợi.
Hiếm khi khách bỏ sót nước dùng trong tô bánh canh ở quán bà Đợi.
Hiếm khi khách bỏ sót nước dùng trong tô bánh canh ở quán bà Đợi. Ảnh: ST

6. BÚN THỊT NƯỚNG, BÁNH ƯỚT THỊT NƯỚNG

Điểm đặc biệt của hai món này nằm ở thịt nướng. Thịt ở đây ướp vừa đủ, không át mùi thơm của, miếng thịt mềm chứ không bị khô, và mang một hương vị đặc trưng, khá đặc biệt so với những nơi khác. Nước chấm ăn kèm cũng vừa miệng, điều đặc biệt là có rất nhiều rau sống, tươi mát và xanh ươm.
Bún thịt nướng.
Bún thịt nướng. Ảnh: ST
Các quán bánh ướt thịt nướng và bún thịt nướng ngon nằm trên mạn Kim Long – đường đi chùa Thiên Mụ
Các quán bánh ướt thịt nướng và bún thịt nướng ngon nằm trên mạn Kim Long – đường đi chùa Thiên Mụ. Ảnh: ST

7. BÁNH CHƯNG NHẬT LỆ

Đây là món ăn nổi tiếng ở Huế và có xuất xứ từ con phố Nhật Lệ trong thành Nội, nơi tập trung hàng chục lò làm bánh. Bánh thơm dẻo, ăn rất khoái khẩu do sự kết hợp nhuần nhuyễn mùi vị giữa nhân đậu, thịt (mỡ và nạc) với gạo nếp và các loại gia vị như tiêu, hành. Người ăn quen lâu ngày thành nghiện, thành thèm.
Bánh chưng Nhật Lệ có xuất xứ từ con phố Nhật Lệ trong thành Nội.
Bánh chưng Nhật Lệ có xuất xứ từ con phố Nhật Lệ trong thành Nội. Ảnh: ST
Ăn bánh chưng Nhật Lệ khi nguội ngon hơn khi nóng. Bóc lớp lá chuối ra, màu bánh xanh thơm nhức mắt. Cắn một miếng, nhân đậu thịt mỡ màu nâu trắng béo bùi ngập chân răng.
Bánh chưng Nhật Lệ.
Bánh chưng Nhật Lệ. Ảnh: ST

8. NEM LỤI CHẤT HUẾ

Nhiều người thường nói “Nem lụi là một trong những món ăn đặc sệt Huế”. Ở đường Nguyễn Huệ có hai quán nem lụi. Suốt ngày đêm quán nào cũng chật ních người ăn. Khách hàng lần đầu ăn nem lụi, ai cũng xuýt xoa khen ngon để rồi ăn tiếp lần hai, lần ba, thậm chí ăn hàng ngày như dân “nghiện” và lần nào cũng vẫn cứ khen ngon.
“Nem lụi là một trong những món ăn đặc sệt Huế”
“Nem lụi là một trong những món ăn đặc sệt Huế”. Ảnh: ST
Khi ăn, lấy bánh đa nem gói thịt viên nướng cùng với rau, thơm, khế, giá, lát chuối xanh thái mỏng, miếng vả thái sống, ớt màu… lấy lá hành buộc lại rồi chấm với một thứ nước đặc biệt gọi là nước lèo. Nước lèo dùng cho nem lụi được pha chế từ hàng chục nguyên liệu khác nhau như dầu thực vật, gan lợn, bột đao, đường, tương nước mắm, quế chi, hoa hổi trộn với nước cốt dừa.
Nem lụi Huế.
Nem lụi Huế. Ảnh: ST

9. CHÈ HẺM

Ông bà ta ngày xưa thường nói nếu ngoài Hà Nội có “36 phố phường” thì Huế cũng có “36 thứ chè”. Không ai biết chè hẻm có ở Huế từ bao giờ mà chỉ biết gọi là thế, bởi nó thường nằm sâu trong các ngõ ngách với rất nhiều loại chè khác nhau.
Ông bà ta ngày xưa thường nói nếu ngoài Hà Nội có “36 phố phường” thì Huế cũng có “36 thứ chè”
Ông bà ta ngày xưa thường nói nếu ngoài Hà Nội có “36 phố phường” thì Huế cũng có “36 thứ chè”. Ảnh: ST
Mỗi loại chè có một hương vị riêng, ngon bổ, tinh tế và cầu kỳ như chính con người nơi đây. Chè bắp ngọt mát tinh khiết, vừa thơm vừa bùi nấu từ bắp ngô non của cồn Hến, chè hạt sen với thứ hương trầm thật lạ của giống sen hồ Tịnh Tâm – loại sen “tiến vua”. Lại còn chè nhãn bọc hạt sen ngọt thanh, thơm bùi và nhiều loại chè như chè hạt lựu, chè trôi nước, chè khoai sọ, chè bột lọc…
Mỗi loại chè có một hương vị riêng.
Mỗi loại chè có một hương vị riêng. Ảnh: ST
Có một loại chè nghe rất lạ tai mà chỉ Huế mới có: chè bột lọc thịt heo quay. Được chế biến cầu kỳ từ những miếng thịt heo quay cắt khúc nhỏ, bọc ngoài là bột nếp, cho thêm đường nấu thành chè. Khi ăn, món chè này cho ta một cảm giác rất lạ, vừa ngọt lại vừa mặn, béo ngậy khó diễn tả thành lời…

Qua bộ ảnh của phượt thủ Mèo già, bạn sẽ thấy một xứ Huế rất khác: không có lăng tẩm đền đài, chỉ có cuộc sống bình yên nơi sông nước, biển, vịnh…


Bình minh trên biển


Lẻ loi ra khơi


Ngóng đoàn thuyền đánh cá trở về


Xanh ngắt mây trời và nước biển ở vịnh biển giáp địa phận Đà Nẵng

du lich hue, tour du lich hue gia re

Bên dòng Hương Giang xanh ngắt


Hồ Truồi


Chiều vàng rực trên phá Tam Giang


Mưu sinh trên phá


Hoàng hôn xứ Huế làm người ta “say”, thương, nhớ và luôn muốn trở lại nơi này